Công đoạn làm sản phẩm sơn mài

quy trình sơn mài

Các công đoạn chính để làm ra một sản phẩm sơn mài

Sơn mài là một nghề thủ công truyền thống của Việt nam. Có thể nói công nghệ sơn mài chỉ có nguyên lý chung là SƠN và MÀI tức là sau khi tiến hành một lớp sơn sẽ tiến hành tiếp công đoạn mài, cứ như vây sau 7 lần SƠN và MÀI khác nhau để cho ra một sản phẩm sơn mài. 

– Làm Vóc: Bó – Hom – Kẹt – Thí.

– Trang trí: Vẽ mầu, thếp vàng, bạc, Cẩn Trai trứng.

– Thành phẩm: Phủ (Quang) lần 1, lần 2, đánh bóng bề mặt.

+ Bó, Hom

Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường được người làm sử dụng giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền vững hơn vải: dùng đất phù sa (ngày nay người thợ có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn) sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn.

Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót. Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 300-400 năm. Giữa các nước Bó và Hom có một lần mài, có thể mài khô (đánh giấy giáp) hoặc mài ướt.

+ Kẹt, Thí

Sau khi Vóc được thi công qua Bó và Hom người thợ thủ công sé tiến hành kiểm tra toàn bộ các bề mặt của chi tiết gia công, trên bề mặt của chi tiết gia công nếu còn các vết xước, nồi lõm…người thợ thủ công sé tiến hành công đoạn Kẹt. Công đoạn Kẹt có tác dụng làm cho bề mặt chi tiết gia công được phẳng, nhẵn hoàn toàn. Sau khi Kẹt Người thợ thủ công sẽ tiến hành công đoạn Thí nước 1 và nước 2. Công đoạn này làm cho chi tiết có độ bóng sâu mọng bề mặt để tạo tiền đề công đoạn trang trí.

+ Trang trí

Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa, các bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn xà cừ, dán xà cừ hoặc các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng, bạc…sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu.

Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câu đối… người thợ phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để tránh gió thổi các nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt.

+ Thành Phẩm

Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành độ sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài. Người xưa sử dụng lá chuối khô làm giấy nháp. Đến nay, nguyên tắc đánh bóng tranh lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không được phép phủ dầu bóng. Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà v.v..

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *