Sơn áp lực cao ( Airless )
Sơn áp lực cao ( Airless )
Nguyên tắc làm việc của máy phun sơn là dùng áp suất của khí nén để đẩy sơn ra ngoài tạo thành sương mù bám vào bề mặt sản phẩm. Thành phần của máy phun sơn gồm một động cơ điện, một máy nén khí và một súng phun sơn.
Nguyên lý phun áp lực cao
Nguyên lý phun áp lực cao: Loại cổ điển: Với các thiết bị phun thông thường khí nén sẽ phân tán các loại sơn. Với kiểu phun này, sơn được chứa trong một bình đựng sơn ở ngay dưới súng phun hoặc chứa trong thùng không dính liền với súng và được nối với súng bằng một ống nối.
Sơn được hút qua súng và phun qua vòi phun bằng không khí có áp lực trung bình. Miệng phun được thiết kế theo cách trong đó sơn được chuyển lên một lổ mở ở miệng vòi, còn khí nén chạy theo một lỗ khác cũng trên miệng vòi phun. Tia sơn ra khỏi miệng phun bị “ vỡ ra” bởi luồng không khí nén, ở đây sơn bị phân tán nhỏ và bay ra về phía vật cần sơn. Phương pháp sơn này sử dụng khí nén như là một phương tiện vận chuyển sơn từ súng phun tới vật cần sơn. Khi thổi tới cạnh luồng khí, lượng khí này kéo theo cả một ít sơn bay ra ngoài vật cần sơn. Vì vậy với phương pháp phun này sẽ không tránh được hiện tượng “ phun hạt sơn khô” và có nhiều chất thải ( sơn bay ra ngoài).
Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp này là tạo được một bề mặt sơn đẹp hơn nhiều so với phương pháp phun áp lực cao. Nó cũng dễ điều chỉnh nên là phương pháp tốt nhất cho các công việc sơn cao cấp hơn. Miệng phun này chỉ có một lỗ nhỏ và sơn bị cưỡng bức đi ra khe hở của vòi phun và sơn bị phân tán. Nếu áp lực bị giảm thì sơn tự nó bị nổ nghĩa là không có đủ không khí để phân tán sơn hoặc không đủ lượng khí để chuyển hạt sơn tới bề mặt cần sơn. Nhờ sử dụng phương pháp này nên lượng sơn ra khỏi miệng phun sẽ nhiều hơn và số sơn bám vào bề mặt nhiều hơn.
Điều này có nghĩa là với phun áp lực cao sẽ ít bị hiện tượng phun hạt khô. Nếu sử dụng phun áp lực cao và phun đúng kỹ thuật có thể không bị hiện tượng phun hạt khô hay lãng phí sơn. Chi tiết quan trọng nhất của thiết bị sơn áp lực cao là miệng phun. Nó có lõi là các – bít Vonfram và trên đó có khe hở để nén sơn qua. Kích cỡ của các khe hở thay đổi tùy theo các loại miệng phun khác nhau và quyết định góc phun và lượng sơn. Mức độ thành công của việc phun sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn miệng phun thích hợp. Các miệng phun thích hợp sẽ được giới thiệu trong bảng thông số kỹ thuật của từng loại sơn mà hãng sơn cung cấp. Tất nhiên những thông số đó chỉ mang tính hướng dẫn nhưng nếu thử một vài miệng phun sẽ tìm ra được một kích cỡ phù hợp và cho kết quả tốt nhất.
miệng phun sẽ bị mòn
Lưu ý là miệng phun sẽ bị mòn và rộng ra sau một thời gian sử dụng và kích cỡ của khe hở cũng sẽ thay đổi. Phải sử lý miệng phun một cách cẩn thận. Không bao giờ sử dụng vật kim loại để thông miệng phun bị tắt. Nếu cần thiết có thể sử dụng que gỗ không bao giờ được dùng bất cứ vật gì cứng hơn.
Nên nhớ là miệng phun rất đắt và là chi tiết quan trọng nhất trong thiết bị phun áp lực cao. Vì thế cần thao tác một cách cẩn thận. Cũng phải đảm bảo là sử dụng miệng phun phù hợp cho mỗi loại công việc.
Sơn bằng phun áp lực cao phải thực hiện một cách chính xác
Ghi chú: Sơn bằng phun áp lực cao phải thực hiện một cách chính xác để đạt được kết quả theo mong muốn. Vì một lượng lớn sơn xuyên qua vòi phun ( khoảng 1,8 lít trong một phút đối với miệng phun cỡ 0,021 inches) nên điều quan trọng là phải di chuyển chúng điều đặn và ở khoảng cách phù hợp với bề mặt, tức từ 3060cm ( 12-14inches). Phải giữ súng phun vuông góc với bề mặt trong suốt lượt sơn và mỗi lượt di chuyển súng phải phủ đè mí lượt trước 50%. Nên nhớ là nếu khoảng cách giữa súng và bề mặt quá xa sẽ gây ra hiện tượng phun hạt khô, làm tổn thất sơn, tạo các lỗ trống, ngậm không khí và làm bề mặt sơn không mịn. Lưu ý : Không sử dụng áp suất cao hơn thông số cần thiết để phân tán sơn ở mức độ mong muốn.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!