sơn gỗ

Sơn đồ gỗ thường dùng

Đồ gỗ là sản phẩm thường dùng do yêu cầu của người sử dụng và lựa chọn các loại sơn khác nhau có độ bóng cao

Căn cứ vào cấp độ đồ gỗ mà phân ra đồ gỗ thông thường đồ gỗ cấp độ trung bình đồ gỗ cao cấp. Sơn đồ gỗ là thường dùng sơn dầu sơn nhựa thiên nhiên Sơn anken, sơn không bão hòa

Sơn dầu

Sơn dầu là loại sơn khô trong không khí đã có từ lâu đời, ưu điểm của sơn dầu là thuận tiện, thẩm thấu cao giá thành rẻ, tác dụng bảo vệ trang trí nhất định, nhưng sơn dầu khô chậm, mềm có đánh bóng chỉ dùng để sơn đồ gỗ yêu cầu không cao. Thành phần chủ yếu sơn dầu là dầu như dầu Trẩu, dầu qua trưng luyện nâng cao năng lực khô của dầu sau đó cho thêm một số chất xúc tác chất làm khô mà tạo thành.

đặc điểm của sơn dầu là rẻ gia công thuận tiện và ít độc

Sơn thiên nhiên

Sơn nhựa thiên nhiên là một hợp chất gồm có nhựa thiên nhiên mủ cây chưng luyện với dầu thực vật sau đó cho thêm dung môi hữu cơ và chất làm khô Sơn nhựa thiên nhiên để sơn đồ gỗ có ba loại sơn nhựa gốc dầu sơn cánh kiến và Sơn ta

Sơn nhựa thiên nhiên

Sơn Cánh Kiến là loại sơn để dùng Bịt lỗ tốt, gia công thuận tiện có thể quét phun trong công nghiệp. sơn đồ gỗ cánh kiến thường dùng làm bịt lỗ chất kết dính nhuộm của sở màu các loại sơn cánh kiến là loại cánh kín ngâm trong rượu etylic nồng độ 80 đến 90% pha thành dung dịch rượu. dùng để sơn sơn lót, dùng để nhuộm màu

Sơn ta

qua xử lý được Sơn chưngng Luyện có nhiều loại sơn sơn gốc dầu được tạo thành do gia công xử lý sơn ta với dầu trầu, sơn màu đỏ trong suốt

Sơn ta gốc dầu

Sơn phenol được tạo thành từ nhựa, dầu khô chất làm khô một số dung môi sơn này không anh hơn độ cứng cao hơn sơn chịu nóng khí hậu kém

Gia công và chú ý sự cố gia công sơn phenol chủ yếu bằng phương pháp quét đa số đều dùng dung môi pha loãng để điều chỉnh độ nhất độ khô của Sơn formandehit so với xăng dầu trên gốc nhanh

Sơn gốc micro ưu điểm mạng sơn khô nhanh sau khi gia công 10 phút tạo Màng bằng sân cứng chịu mài mòn bằng sơn bị dung môi hòa tan dễ sửa chữa sau khi đánh bóng bằng sơn móng đẹp nhược điểm sau khi khô bằng sơn mỏng vì vậy phải Sơn nhiều lần mới đạt độ dài yêu cầu gây khó khăn cho gia công giá thành cao và Sơn chịu nhiệt kém khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ biến trắng Bông môi trường gia công chịu ảnh hưởng độ ẩm đặc biệt là khí hậu ẩm ướt Mang Sơn bị biến dạng gạo sạch

luu y khi lam viec trong buong phun son tinh dien

Quy trình sơn vỏ tàu

Quy trình sơn vỏ tàu Công việc làm sạch bề mặt được tiến hành khi đưa tàu vào

– Đầu tiên là tiến hành rửa sạch bề mặt toàn bộ bề mặt vỏ tàu bằng phun nước ngọt áp suất cao (hoạt động tại áp suất 680 – 1700bar). Nếu bề mặt có dầu mỡ, hóa chất thì tiến hành rửa bằng hóa chất trước hay có hà thì tiến hành sủi, rồi tiến hành rửa nước.

Việc rửa nước này chủ yếu loại bỏ muối, dầu, bụi, một số tạp chất bám trên bề mặt… –  Công việc rửa nước được tiến hành bằng súng bắn nước áp lực cao kết hợp với máy rửa nước. Để sử dụng hai thiết bị này cần có sự hỗ trợ của xe nâng.

điều khiển súng cách bề mặt làm việc 2 – 3 m

Chú ý: Khi sử dụng súng bắn nước thì nên điều khiển súng cách bề mặt làm việc 2 – 3 m và góc độ của súng 15 – 300 lay súng chậm về hướng trên dưới trái phải, chú ý các chỗ gờ, góc cạnh, làm như vậy bề mặt mới được sạch.

Sau khi xử lý bề mặt thì tiến hành xử lý bề mặt vỏ bằng phương pháp phun cát

+ Tùy theo yêu cầu của chủ tàu, yêu cầu của hệ sơn mà tiến hành phun cát theo tiêu chuẩn nào cho thích hợp. Thường thì bề mặt phun cát vỏ tàu tối thiểu phải đạt đến tiêu chuẩn Sa2 đến Sa2.5 theo tiêu chuẩn ISO 8501-1. Có thể tiến hành thổi cát cho từng phần vỏ tàu để tránh oxy hóa bề mặt trước khi sơn.

Duy trì áp suất máy bắn cát từ 7 -8 kg/cm2

+ Duy trì áp suất máy bắn cát từ 7 -8 kg/cm2 thì mới đạt tiêu chuẩn bắn cát hay tiết kiệm được khối lượng cát. + Không nên tiến hành thổi cát khi trời sắp mưa, gió mạnh, nhiều sương hay thời tiết quá ẩm vì như thế bề mặt sẽ mau rỉ sét lại do có hơi nước.

+ Nên thổi theo hướng mà các hạt văng ra sẽ che phủ bề mặt đã được thổi như vậy sẽ bảo vệ bề mặt khỏi ô nhiễm bởi hơi muối.

+ Mài nhẵn và làm sạch những gờ, tạp chất còn lại bằng máy mài và bàn chải sắt.

+ Phân chia khối lượng sơn ở những khu vực theo bảng hệ sơn ( tham khảo phần phụ lục). + Pha sơn theo chỉ dẫn ở bảng hệ sơn.

+ Kiểm tra bề mặt không có hiện tượng đọng sương trên bề mặt thép.

+ Không sơn khi độ ẩm lớn hơn 80%.

+ Không sơn khi tốc độ gió từ 40km/h trở lên, nếu sơn thì phải có sự thỏa thuận của chủ tàu và hãng sơn.

Tiến hành sơn lớp thứ nhất bằng máy phun sơn áp lực cao ngay khi kết thúc công tác làm sạch bề mặt. Không dùng cọ lăn (rulo) cho lớp sơn thứ nhất.

+ Trong trường hợp bề mặt thổi cát bị oxy hóa, nhiễm bẩn trở lại trước khi tiến hành sơn thì phải tiến hành phun cát làm sạch bề mặt trở lại theo tiêu chuẩn đã được đặt ra ban đầu. + Các góc cạnh đường hàn, vị trí khó tiếp cận bởi súng phun và các vùng bị rỗ nặng phải được sơn dặm bằng cọ sơn (chổi sơn) để đạt được độ che phủ đồng đều và chiều dày đã định.

+ Rửa nước ngọt làm sạch bề mặt vỏ tàu sau khi kết thúc lớp sơn lót nhằm làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt và chờ khô hoàn toàn.

+ Sơn các lớp kế tiếp bằng máy phun sơn áp lực cao theo bảng hệ sơn đã được chỉ định.

+ Sơn dặm lại những chỗ mỏng và thiếu sót. Thường thì bề mặt vỏ tàu luôn được sơn với nhiều lớp (thông thường chỉ có 5 lớp). Tùy theo yêu cầu, đặc điểm của mỗi tàu mà người ta dùng các hệ sơn khác nhau và thứ tự của các lớp sơn cũng khác nhau. Nhưng chung lại thì có các lớp sơn sau : 2 lớp sơn chống gỉ đầu tiên

+ lớp chuyển tiếp kết dính cho lớp tiếp theo

+ 2 lớp chống hà.

Chú ý : –  Trong bất kì trường hợp nào, bề mặt trước khi sơn phải sạch khô và không có các tạp chất bẩn dầu mở. Chờ các lớp sơn khô hoàn toàn trước khi sơn lớp kế tiếp

–  Thường thì lớp đầu là lớp chống gỉ đến những lớp ngoài là các lớp sơn bảo vệ và tùy theo từng phần bề mặt làm việc như đáy mạn tàu thì có các hệ sơn khác nhau. Thông thường sơn chống hà được sơn trước khi tàu hạ thủy được vài ngày tùy theo kế hoạch xuống Dock của nhà máy nhưng phải tuân theo thời gian khô tối thiểu để hạ thủy. Thời gian khô tối thiểu được quy định để hạ thủy là 12 giờ kể từ khi kết thúc lớp sơn chống hà cuối cùng.

Sơn áp lực cao ( Airless )

Sơn áp lực cao ( Airless )

Nguyên tắc làm việc của máy phun sơn là dùng áp suất của khí nén để đẩy sơn ra ngoài tạo thành sương mù bám vào bề mặt sản phẩm. Thành phần của máy phun sơn gồm một động cơ điện, một máy nén khí và một súng phun sơn.

Nguyên lý phun áp lực cao

Nguyên lý phun áp lực cao: Loại cổ điển: Với các thiết bị phun thông thường khí nén sẽ phân tán các loại sơn. Với kiểu phun này, sơn được chứa trong một bình đựng sơn ở ngay dưới súng phun hoặc chứa trong thùng không dính liền với súng và được nối với súng bằng một ống nối.

Sơn được hút qua súng và phun qua vòi phun bằng không khí có áp lực trung bình. Miệng phun được thiết kế theo cách trong đó sơn được chuyển lên một lổ mở ở miệng vòi, còn khí nén chạy theo một lỗ khác cũng trên miệng vòi phun. Tia sơn ra khỏi miệng phun bị “ vỡ ra” bởi luồng không khí nén, ở đây sơn bị phân tán nhỏ và bay ra về phía vật cần sơn. Phương pháp sơn này sử dụng khí nén như là một phương tiện vận chuyển sơn từ súng phun tới vật cần sơn. Khi thổi tới cạnh luồng khí, lượng khí này kéo theo cả một ít sơn bay ra ngoài vật cần sơn. Vì vậy với phương pháp phun này sẽ không tránh được hiện tượng “ phun hạt sơn khô” và có nhiều chất thải ( sơn bay ra ngoài).

Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp này là tạo được một bề mặt sơn đẹp hơn nhiều so với phương pháp phun áp lực cao. Nó cũng dễ điều chỉnh nên là phương pháp tốt nhất cho các công việc sơn cao cấp hơn. Miệng phun này chỉ có một lỗ nhỏ và sơn bị cưỡng bức đi ra khe hở của vòi phun và sơn bị phân tán. Nếu áp lực bị giảm thì sơn tự nó bị nổ nghĩa là không có đủ không khí để phân tán sơn hoặc không đủ lượng khí để chuyển hạt sơn tới bề mặt cần sơn. Nhờ sử dụng phương pháp này nên lượng sơn ra khỏi miệng phun sẽ nhiều hơn và số sơn bám vào bề mặt nhiều hơn.

Điều này có nghĩa là với phun áp lực cao sẽ ít bị hiện tượng phun hạt khô. Nếu sử dụng phun áp lực cao và phun đúng kỹ thuật có thể không bị hiện tượng phun hạt khô hay lãng phí sơn. Chi tiết quan trọng nhất của thiết bị sơn áp lực cao là miệng phun. Nó có lõi là các – bít Vonfram và trên đó có khe hở để nén sơn qua. Kích cỡ của các khe hở thay đổi tùy theo các loại miệng phun khác nhau và quyết định góc phun và lượng sơn. Mức độ thành công của việc phun sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn miệng phun thích hợp. Các miệng phun thích hợp sẽ được giới thiệu trong bảng thông số kỹ thuật của từng loại sơn mà hãng sơn cung cấp. Tất nhiên những thông số đó chỉ mang tính hướng dẫn nhưng nếu thử một vài miệng phun sẽ tìm ra được một kích cỡ phù hợp và cho kết quả tốt nhất.

miệng phun sẽ bị mòn

Lưu ý là miệng phun sẽ bị mòn và rộng ra sau một thời gian sử dụng và kích cỡ của khe hở cũng sẽ thay đổi. Phải sử lý miệng phun một cách cẩn thận. Không bao giờ sử dụng vật kim loại để thông miệng phun bị tắt. Nếu cần thiết có thể sử dụng que gỗ không bao giờ được dùng bất cứ vật gì cứng hơn.

Nên nhớ là miệng phun rất đắt và là chi tiết quan trọng nhất trong thiết bị phun áp lực cao. Vì thế cần thao tác một cách cẩn thận. Cũng phải đảm bảo là sử dụng miệng phun phù hợp cho mỗi loại công việc. 

Sơn bằng phun áp lực cao phải thực hiện một cách chính xác

Ghi chú: Sơn bằng phun áp lực cao phải thực hiện một cách chính xác để đạt được kết quả theo mong muốn. Vì một lượng lớn sơn xuyên qua vòi phun ( khoảng 1,8 lít trong một phút đối với miệng phun cỡ 0,021 inches) nên điều quan trọng là phải di chuyển chúng điều đặn và ở khoảng cách phù hợp với bề mặt, tức từ 3060cm ( 12-14inches). Phải giữ súng phun vuông góc với bề mặt trong suốt lượt sơn và mỗi lượt di chuyển súng phải phủ đè mí lượt trước 50%. Nên nhớ là nếu khoảng cách giữa súng và bề mặt quá xa sẽ gây ra hiện tượng phun hạt khô, làm tổn thất sơn, tạo các lỗ trống, ngậm không khí và làm bề mặt sơn không mịn. Lưu ý : Không sử dụng áp suất cao hơn thông số cần thiết để phân tán sơn ở mức độ mong muốn.

sơn chống hà

Trong tất cả các loại sơn thì hot nhất hiện nay là sơn chống hà dành cho tàu biển. Các công trình nghiên cứu hiện nay trên thế giới về công nghệ sơn chủ yếu nghiên cứu về sơn chống hà. Sơn chống hà đã có một bề dày lịch sử đi cùng với công nghệ chế tạo tàu biển. Trải qua một thời gian dài tồn tại và phát triển, công nghệ về sơn chống hà đã có tới 5 cơ chế chống hà bám của màng sơn.


1. Cổ xưa nhất là sự bôi trát nhựa đường ( sau này là hắc ín) được sử dụng cho chống hà gỗ. Cơ chế này dựa trên sự khuếch tán độc tố trong nhựa đường làm cho hà và các động thực vật biển khác sẽ chết khi bám trên mạn ướt của tàu.
2. Cơ chế thứ hai là cơ chế thuỷ phân. Ngày nay cơ chế này vẫn được sử dụng do chi phí thấp. Cơ chế dựa trên sự thuỷ phân của các độc chất trong màng sơn như TBS ( tributyl thiếc), các hợp chất của đồng,…Ngày nay, công ước quốc tế về môi trường biển đã cấm sử dụng các hợp chất chứa thiếc nên các sản phẩm sơn chống hà hiện nay chỉ sử dụng các hợp chất của Cu(I) làm tác nhân chống hà.
3. Cơ chế hydrat hoá.

Việc sử dụng cơ chế này tương tự cơ chế thuỷ phân nhưng khác ở chỗ là màng sơn phản ứng với nước để giải phóng độc tố.
( Hai cơ chế này đều dẫn đến mài mòn màng sơn và hiệu quả chống hà chỉ tối đa là 2 năm)
4. Cơ chế không bám dính. Cơ chế này là cơ chế hiện đại nhất được áp dụng trong công nghiệp cho đến ngày nay. Cơ chế này dựa trên độ phẳng gần như tuyệt đối và đàn hồi của màng sơn silicon mà hà không thể bám dính vào được. Các sản phẩm dựa trên cơ chế này có hiệu lực chống hà trên 5 năm.
5. Cơ chế tĩnh điện. Cơ chế này hiện nay mới chỉ tồn tại trong quy mô phòng thử nghiệm. Bản chất của cơ chế là do sự cùng dấu điện tích âm giữa màng sơn và hà mà hà không thể bám được vào bề mặt màng sơn( cơ chế này được nghĩ ra dựa trên một nghiên cứu có đến trên 90% loại hà trên thế giới đều mang điện âm).
Ngày nay, các nghiên cứu về sơn chống hà chủ yếu thay thế các độc tố trong màng sơn bằng các hợp chất thân thiện với môi trường hơn như các hợp chất vi sinh. Ngoài ra, các hướng nghiên cứu khác như ứng dụng nanocacbon trong chống hà silicon, hoàn thiện cơ chế tĩnh điện và khắc phục các điều kiện thi công, duy trì sự tích điện âm của màng sơn khi hạ thuỷ,…

Một hệ thống sơn phần mạn ướt của tàu thường bao gồm 4 lớp sơn.

Một hệ thống sơn phần mạn ướt của tàu thường bao gồm 4 lớp sơn.
1. Lớp thứ nhất là lớp shopprimer. Lớp này có tác dụng bảo vệ bề mặt kết cấu thép, liên kết tốt với lớp thứ hai.
2. Lớp thứ hai là lớp sơn chống rỉ. Lớp sơn này đóng vai trò quan trọng trong viêc bảo vệ bề mặt sắt thép bị ăn mòn, ngay cả ăn mòn điện hoá. Trong sơn này có chứa một thành phần nhất định là Zn, điều này giúp quá trình ăn mòn diễn ra trên Zn là chủ yếu.
3. Lớp trung gian là lớp sơn thứ 3 trong hệ thống sơn. Lớp này có thể là 1 hoặc 2 lớp sơn. Vai trò của nó là chống sự thẩm thấu của nước biển vào các lớp sơn phía trong. Vì vậy, bề dày của lớp sơn này là khá lớn.
4. Ngoài cùng mới là lớp sơn chống hà. Lớp này giúp ngăn cản sự bám dính của các động thực vật biển làm bào mòn các lớp sơn phía trong và huỷ hoại kết cấu thép.
Mình mô tả chi tiết hệ thống sơn mạng ướt của tàu như vậy để các bạn có thể nắm bắt được. Bất cứ hệ thống sơn tàu biển nói riêng và sơn trên các kết cấu thép khác đều có lớp sơn chống rỉ. Vì vậy, các hệ thống sơn được thiết kế tốt và đảm bảo chất lượng đều có khả năng chống rỉ và chống ăn mòn, kể cả ăn mòn điện hoá và ăn mòn hoá học.

đưa Zn vào các lớp sơn chống rỉ

Việc đưa Zn vào các lớp sơn chống rỉ là rất quan trọng. Kết cấu thép trên tàu rất dễ bị rỉ, nhất là trong điều kiện không khí ẩm ở Việt Nam. Trước khi thi công sơn, bề mặt thép phải được phun cát hoặc hạt mài để làm sạch bề mặt và tạo độ nhám để tăng độ bám dính của sơn. Sau đó, người ta mới tiến hành sơn. Các thép chống rỉ cao cấp nhất cũng chỉ có khả năng chống rỉ nhất định và không thể chống rỉ trong môi trường nước biển. Vì vậy, việc đưa Zn vào đóng vai trò hết sức quan trọng, hàm lượng có thể lên đến 30%. Về vấn đề kinh tế thì càng không có vấn đề gì vì Zn công nghiệp là khá rẻ, khi dưa vào sơn làm tăng tỷ trọng sơn và tạo thị hiếu cho khách hàng khi sử dụng ( do hàm rắn cao, dùng ít sơn hơn mà vẫn đảm bảo độ dày màng sơn). Ngoài ra Zn còn đóng vai trò làm bột màu và tăng các chỉ tiêu cơ lý của màng sơn.

tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

(Corporate Social Responsibility – CSR), Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Ngày nay, tuy đã quan tâm hơn đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhưng nhiều công ty vẫn chọn giải pháp an toàn và phổ biến nhất là làm từ thiện.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có không ít doanh nghiệp (DN) sử dụng hoạt động này như một cách quảng bá thương hiệu. Vậy những DN này có thực sự đạt được lợi ích thiết thực đối với sự tồn tại và phát triển của họ, hay đó chỉ là những giá trị truyền thông tức thời?

CSR mang đến cho DN nhiều giá trị hơn

Về mặt lợi ích, CSR mang đến cho DN nhiều giá trị hơn các hoạt động từ thiện đơn thuần. Lấy ví dụ, một công ty bảo hiểm lớn ở nước ta đã quyên góp 1 tỷ đồng hỗ trợ lương thực, quần áo và tiền mặt cho các hộ dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, hoạt động từ thiện này chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn cho các nhóm cộng đồng cần trợ giúp, chứ không thực sự giúp họ vượt qua khó khăn về lâu dài, cũng như không mang đến lợi ích cụ thể cho DN ngoài những thay đổi nhất thời về danh tiếng. Trong khi đó, thực hiện CSR thực chất là quá trình đóng góp và thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài DN. DN có thể thực hiện CSR thông qua các hoạt động cải thiện từ bên trong, xây dựng hệ thống quản trị vững mạnh, hiệu quả, tạo nên giá trị cao nhất với mức ảnh hưởng thấp nhất đến môi trường và xã hội. Đồng thời,

khuyến khích DN đóng góp tài nguyên và tâm huyết

CSR khuyến khích DN đóng góp tài nguyên và tâm huyết vào sự bền vững chung của cộng đồng, trở thành một công ty có trách nhiệm với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ví dụ, cũng DN bảo hiểm trên, bằng cách đầu tư vào CSR nhằm cải thiện quy trình và rút ngắn thời gian giải quyết các trường hợp bồi thường cho khách hàng là chủ xe bị tai nạn, họ có thể nâng cao rõ rệt mức độ hài lòng của khách hàng, góp phần thu hút khách hàng mới cũng như phát triển doanh số. Hoặc DN có thể sử dụng số tiền này vào phát triển chương trình giáo dục cộng đồng và giới trẻ về an toàn giao thông, nhằm vừa giúp họ hiểu thêm về “khái niệm phòng ngừa” tai nạn, vừa kéo giảm một cách đáng kể số vụ tai nạn giao thông. Và như thế đương nhiên những khoản bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông cho khách của công ty cũng giảm, tức là chi phí giảm và lợi nhuận tăng. Như vậy, việc áp dụng CSR thực sự hiệu quả trong mục tiêu giúp DN này thành công về mặt kinh tế cũng như mang đến lợi ích lâu dài cho cộng đồng.

Về mặt truyền thông, cả hoạt động từ thiện lẫn CSR đều giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp đối với xã hội cho DN. Song, tiếng tăm đến từ hoạt động từ thiện thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, hiện nay có một hiện tượng làm xã hội phẫn nộ là nhiều DN nhiệt tình đưa ra giá hàng tỷ đồng trong các chương trình đấu giá từ thiện trên truyền hình nhằm tạo tiếng vang cho thương hiệu, nhưng khi chương trình kết thúc, những “mạnh thường quân” này biến mất, chỉ để lại những số điện thoại không liên lạc được, cùng với đó là sự thất vọng của đơn vị tổ chức và sự mất niềm tin cao độ của các tổ chức từ thiện đối với các chương trình tương tự.

Khi đó có thể thấy mục tiêu xây dựng thương hiệu thông qua hoạt động từ thiện đã ngày càng trở nên lỗi thời và không hiệu quả, thậm chí còn khiến DN mang tai tiếng khi xã hội khám phá ra hành động lừa đảo của họ. Ngược lại, đầu tư vào CSR mang đến cho DN danh tiếng vững vàng và sự trân trọng của xã hội. Thông qua những việc làm thiết thực, có lợi cho cộng đồng và môi trường, DN từng bước tạo được niềm tin yêu nơi cộng đồng cũng như duy trì được vị trí vững vàng trên thị trường.

Lấy ví dụ, một công ty xi măng có chính sách dạy nghề cho người lao động địa phương, không chỉ giúp người dân quanh khu vực đặt nhà máy có cuộc sống ổn định hơn, mà còn cung cấp ngược lại cho công ty một lực lượng lao động nòng cốt.

Không những thế, việc duy trì hoạt động hữu ích này đã góp phần củng cố niềm tin yêu của người dân địa phương đối với DN và tạo nên hình ảnh một DN gần gũi và biết quan tâm tới xã hội.

CSR là sự đầu tư dài hạn cho hiện tại và tương lai của DN bằng nhiều cách, trong đó có tham gia các hoạt động từ thiện, tài trợ xã hội trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, có một chiến lược thích đáng trong việc quản lý các nguồn tài nguyên và sản phẩm của mình ngay từ ban đầu sẽ giúp DN tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng về danh tiếng và hoạt động kinh doanh.

Vì vậy, DN phải xác định được mục tiêu cuối cùng của mình và có chiến lược phù hợp thay vì chỉ là những hoạt động rời rạc, chạy theo phong trào mà không tạo ra giá trị thực sự.

quy trình sơn mài

Công đoạn làm sản phẩm sơn mài

Các công đoạn chính để làm ra một sản phẩm sơn mài

Sơn mài là một nghề thủ công truyền thống của Việt nam. Có thể nói công nghệ sơn mài chỉ có nguyên lý chung là SƠN và MÀI tức là sau khi tiến hành một lớp sơn sẽ tiến hành tiếp công đoạn mài, cứ như vây sau 7 lần SƠN và MÀI khác nhau để cho ra một sản phẩm sơn mài. 

– Làm Vóc: Bó – Hom – Kẹt – Thí.

– Trang trí: Vẽ mầu, thếp vàng, bạc, Cẩn Trai trứng.

– Thành phẩm: Phủ (Quang) lần 1, lần 2, đánh bóng bề mặt.

+ Bó, Hom

Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường được người làm sử dụng giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền vững hơn vải: dùng đất phù sa (ngày nay người thợ có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn) sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn.

Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót. Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 300-400 năm. Giữa các nước Bó và Hom có một lần mài, có thể mài khô (đánh giấy giáp) hoặc mài ướt.

+ Kẹt, Thí

Sau khi Vóc được thi công qua Bó và Hom người thợ thủ công sé tiến hành kiểm tra toàn bộ các bề mặt của chi tiết gia công, trên bề mặt của chi tiết gia công nếu còn các vết xước, nồi lõm…người thợ thủ công sé tiến hành công đoạn Kẹt. Công đoạn Kẹt có tác dụng làm cho bề mặt chi tiết gia công được phẳng, nhẵn hoàn toàn. Sau khi Kẹt Người thợ thủ công sẽ tiến hành công đoạn Thí nước 1 và nước 2. Công đoạn này làm cho chi tiết có độ bóng sâu mọng bề mặt để tạo tiền đề công đoạn trang trí.

+ Trang trí

Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa, các bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn xà cừ, dán xà cừ hoặc các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng, bạc…sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu.

Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câu đối… người thợ phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để tránh gió thổi các nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt.

+ Thành Phẩm

Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành độ sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài. Người xưa sử dụng lá chuối khô làm giấy nháp. Đến nay, nguyên tắc đánh bóng tranh lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không được phép phủ dầu bóng. Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà v.v..

buồng phun sơn hai màng nước

lắp đặt buồng phun sơn màng nước 5m

địa chỉ lắp đặt: Phường Quang Hanh, Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh

Công ty Đại Minh Dương

buồng sơn 5,5m

buồng phun sơn hai màng nước
buồng phun sơn hai màng nước
buồng phun sơn hai màng nước
buồng phun sơn hai màng nước

Bàn giao buồng sơn

bàn giao buồng phun sơn 3,3m

anh
buồng sơn 5,5m

Buồng phun sơn 5.5m

Buồng phun sơn 5.5m có những tính năng nổi bật gì giúp mang lại sự tiện ích cho người sử dụng? Đây là những thắc mắc mà nhiều người tiêu dùng còn chưa nắm rõ về sản phẩm này. Bài viết hôm nay chúng tôi xin cung cấp những thông tin bổ ích sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.

Thông số kĩ thuật của buồng phun sơn 5,5m

Kích thước sản phẩm: 5500 x 1140 x 1940 mm (Dài x Rộng x Cao)

Quạt hướng trục TD. QTT. 0021 – D600.

Buồng phun sơn 5.5m

Buồng phun sơn 5,5m được sử dụng động cơ Guanglu truyền động gián tiếp với số lượng 3 bộ. Công suất hoạt động 1,5 KW, 3 pha và công suất bơm 1,1 KW.

Kết cấu khung vách sản phẩm được thiết kế với tôn sơn epoxy dày tới 1,2 mm giúp cho sản phẩm được bền bỉ và lâu dài trong quá trình sử dụng. Máng tràn và bể nước cũng được sử dụng inox 430 với độ dày 0,8 mm.

buồng phun sơn 5.5m
Buồng phun sơn 5.5m

Ngoài ra, van khóa nhựa PVC và đường ống nhựa D48 cũng giúp cho sản phẩm được sử dụng tốt hơn, chất lượng hơn.

Tính năng nổi bật và ưu điểm của buồng phun sơn 5,5m

Sản phẩm với phần lọc được chế tạo bằng máng tràn kép giúp cho hiệu suất hoạt động luôn ở mức rất cao.

Quạt hút cũng được dùng loại chuyên dùng cho hút bụi sơn.

Động cơ được đưa ra ngoài guồng cánh tránh trường hợp động cơ có thể bị hỏng do động cơ bị bám sơn vào.

buồng sơn 5,5m
Buồng sơn 5,5m

Khi lượng bụi mà phát sinh khi máy phun sơn hoạt động thì lực hút của quạt trong hệ thống buồng phun sơn này sẽ giúp cho việc tách những bụi bẩn khỏi không khí qua nguyên lý lực ly tâm khá đơn giản.

Buồng phun sơn 5,5m thì việc bảo trì khá đơn giản.

Quạt hút được thiết kế khá đơn giản để thuận tiện cho việc vệ sinh, động cơ đặt phía ngoài dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng.

Ứng dụng với buồng phun sơn 5.5m

Thiết bị này được sử dụng hiệu quả tại các xưởng gỗ, xưởng nội thất, xưởng sơn.

Buồng phun sơn 5,5m mang lại hiệu quả trong quá trình sơn phủ lên bề mặt của sản phẩm.

Đó là lý do vì sao mà hệ thống này đang đượclựa chọn và tin dùng.

Hi vọng bài viết đã đem lại những thông tin quan trọng tới bạn. Xin cảm ơn!

Xem thêm TDIN

Liên hệ với chúng tôi

TDIN-Công nghiệp Thái Dương

ĐIỆN THOẠI:0973.002255

Buồng thu bụi sơn tĩnh điện

BUỒNG THU BỤI SƠN TĨNH ĐIỆN –CÔNG CỤ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG HỆ THỐNG DÂY CHUYỀN SƠN TĨNH ĐIỆN

Buồng thu bụi sơn tĩnh điện là thiết bị được ứng dụng nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa tối đa những tác động của bụi sơn ảnh hưởng đến môi trường sống. Việc ứng dụng buồng thu bụi được xem là một phần quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện. Buồng thu bụi sơn tĩnh điện có thể nói là một phần không thể thiếu để cho ra đời được những thành phẩm sơn đẹp, có chất lượng tối ưu và đảm bảo an toàn với người dùng. Hãy cùng tìm hiểu về sản phẩm này là gì và đem lại những ứng dụng cụ thể nào qua bài viết sau nhé.

Buồng thu bụi sơn là một phần không thể thiếu để cho ra đời những sản phẩm sơn tĩnh điện đẹp.

Cấu tạo của buồng thu bụi sơn

Cấu tạo buồng thu bao gồm:

  • Hộp phân phối nước và màng nước.
  • Thiết bị vách ngăn.
  • Bộ phận thu nước.
  • Hộp giữ bụi sơn.
  • Hệ thống quạt hút
  • Ống thải.

Mỗi một bộ phận của thiết bị này đều đảm nhận một chức năng hoạt động riêng tổng hợp nên hệ thống buồng sơn vô cùng hoàn chỉnh, chính vì thế sẽ cho ra đời các thành phẩm được phủ lớp sơn tĩnh điện đẹp, chất lượng và  đặc biệt an toàn với người dùng.

Buồng thu bụi sơn tĩnh điện

Ứng dụng nổi bật của buồng thu bụi sơn tĩnh điện

  • Sản phẩm với ưu điểm nổi bật là khả năng hút cùng lọc bụi sơn và mùi sơn vô cùng hiệu quả, tối ưu. Theo đó, góp phần đáng kể trong việc tạo một môi trường làm việc thông thoáng, sạch sẽ và đảm bảo sức khỏe người lao động lẫn mọi người xung quanh.
  • Quá trình vệ sinh thiết bị cũng tương đối thuận tiện, việc tháo lắp và di chuyển khá dễ dàng. Ứng dụng buồng thu bụi này vào hoạt động còn giúp đem lại năng suất lao động cao hơn, nhờ đó đó, thời gian hoàn vốn cho thiết bị nhanh.
  • Việc đầu tư lắp đặt hệ thống buồng thu bụi sơn tĩnh điện trong dây chuyền góp phần tiết kiệm được nguồn nước và lượng sơn, đồng thời xử lý rất tốt lượng sơn dư sau phun sơn. Các thiết bị hút và lọc bụi sơn này là một buồng kín tuyệt đối, nhờ đó tạo nên sự dễ dàng hơn trong việc sử dụng, lại cực kỳ an toàn trong quá trình vận hành.
  • Thành phẩm tạo thành đẹp hơn, chất lượng hơn và không xảy ra tình trạng bị nổi rôm trên bề mặt sản phẩm

Nguyên lý làm việc của buồng thu bụi sơn

Khi đưa thiết bị vào vận hành thì buồng sơn sẽ tạo nên một luồng khí động linh hoạt, nhờ các quạt hút được trang bị ngay trên nóc buồng sơn, dưới sực tác dụng của lực ly tâm, bụi sơn lúc này sẽ được tách ra khỏi dòng không khí. Bụi sơn sau đó sẽ được cuốn vào bộ phận máng nước chảy tràn và trôi xuống bể chứa tuần hoàn nằm phía dưới.

Khí thoát sẽ được thoát ra theo đường ống ra khỏi khu vực phun sơn. Có thể hiểu, buồng thu bụi sơn này là một dạng của thiết bị xử lý khí bụi bằng phương pháp hấp thụ.

Buồng thu bụi sơn

Hiện nay, buồng thu bụi sơn tĩnh điện đang được sử dụng vô cùng phổ biến, rộng rãi, giúp làm sạch môi trường và góp phần hoàn thiện sản phẩm với chất lượng tốt hơn. Nếu bạn đang hoặc đơn vị của bạn hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến hoạt động phun sơn này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về thiết bị này nhằm đem lại những trải nghiệm về việc ứng dụng sản phẩm trong quá trình sản xuất nhé.

Tham khảo bài viết

buồng phun sơn 5,5m

Buồng sơn 3,3m

nguyên lý buồng phun sơn

Liên hệ với chúng tôi

TDIN-Công nghiệp Thái Dương

ĐIỆN THOẠI:0973.002255