Robot xử lý bề mặt tự động trong sơn tĩnh điện

, ,

Vì sao cần có robot xử lý bề mặt tự động trong hệ thống phun sơn tĩnh điện?

Robot xử lý bề mặt tự động là hệ thống không thể thiếu trong buồng phun sơn tự động để giúp các bề mặt cần sơn luôn được nhẵn mịn, bám màu đều và bền đẹp!

Các vật liệu trước khi được tiến hành công đoạn sơn phun tĩnh điện cần trải qua quá trình xử lý bề mặt để tạo được độ nhẵn cao, giúp cho lớp bột sơn bám chắc và đẹp. Đó là lý do các hệ thống này cần trang bị robot xử lý bề mặt tự động! Nếu như bạn có nhu cầu tìm hiểu về tầm quan trọng của việc xử lý bề mặt cũng như vai trò của robot xử lý bề mặt, hãy cùng tham khảo nội dung trong bài viết sau!

Tại sao phải xử lý bề mặt và các bước xử lý bề mặt

Bất cứ một vật liệu nào và với bất kể loại kích thước lớn hay nhỏ đều cần phải trải qua tiến trình xử lý bề mặt trước khi thực hiện công đoạn phun sơn. Công việc này đóng vai trò quan trọng bởi quyết định đến độ bền, tuổi thọ, độ bóng mịn của lớp sơn.

Để tiến hành xử lý bề mặt, cần trải qua 7 bước như sau:

Bước 1: Tẩy dầu mỡ

Để tạo ra các sản phẩm kim loại hoàn chỉnh luôn cần trải qua giai đoạn chế tạo cơ lý. Trong giai đoạn này, lượng dầu mỡ sẽ bám trên bè mặt kim loại khiến cho sản phẩm trở nên kháng nước, không thể xúc tiếp được với dung dịch tẩy, dung dịch mạ. Vì vậy àm cần phải tiến hành tách lớp dầu mỡ ra khỏi bề mặt sản phẩm.

Bước 2: Rửa bề mặt với nước

Sau khi tẩy dầu mỡ xong sẽ tiến hành rửa bề mặt với nước để các chất tẩy không tác động với nhau, tạo hiệu ứng tốt nhất lên trên bề mặt sản phẩm.

Bước 3: Tẩy rỉ sét

Công đoạn này giúp bề mặt kim loại sạch và nhám giúp lớp mạ sẽ gắn bám tốt hơn.

Bước 4: Tiếp tục rửa bề mặt với nước lần 2

Đây là giai đoạn cần thiết và chắc chắn phải thực hiện để có thể thực hiện được bước tiếp theo là định hình.

Bước 5: Định hình

Đây là công đoạn sử dụng chất điều chỉnh bề mặt sản phẩm trước khi qua quá trình xử lý photphat hóa, giúp cho bề mặt kết tủa của lớp phosphat mịn màng và giảm được thời gian thực hiện.

Bước 6: Photphat hóa

Quá trình này sẽ  tạo nên một lớp màng kẽm trên bề mặt sản phẩm, giúp cho sản phẩm tránh rỉ sét trong thời gian chờ phun sơn và tạo một lớp bám dính tốt cho lớp sơn bột tĩnh điện.

Bước 7: Rửa bề mặt với nước lần cuối

Xử lý bề mặt trước khi tiến hành phun sơn sản phẩm

Vai trò của Robot xử lý bề mặt tự động

– Việc trang bị robot xử lý bề mặt tự động giúp cho việc làm sạch và giúp bề mặt vật cần sơn và lớp sơn dính chặt vào nhau, tạo nên sản phẩm đẹp và bền.

– Đảm bảo được quy trình sản xuất nhiều lợi ích, mang tính linh hoạt, hiệu quả và chất lượng.

– Giúp tiết kiệm năng lượng, tăng tính xử lý linh hoạt  và nâng cấp chất lượng phun sơn cho bề mặt sản phẩm.

– Đảm bảo được tính nhất quán và độ bóng đẹp của lớp phun sơn.

– Ngoài ra, robot xử lý bề mặt tự động còn mang lại cho dây chuyền sản xuất tính bền vững trong việc tích hợp thiết bị, cải tiến hiệu suất và giảm lượng khí thải hiệu quả.

– Mang lại sự an toàn cao trong quá trình sử dụng, tiết kiệm đáng kể nhân công và góp phần tăng lợi nhuận cho đơn vị.

Sản phẩm đã qua xử lý bề mặt bằng Robot tự động

Với sự hiện đại của nhiều ngành công nghiệp như hiện nay, việc liên tục tìm kiếm và ứng dụng những cải tiến kỹ thuật vào hoạt động là vô cùng quan trọng nhằm nâng cao năng suất, tính linh hoạt cho dây chuyền sản xuất và trong đó phải kể đến robot xử lý bề mặt tự động. Hãy lựa chọn một địa chỉ uy tín và chất lượng trong việc cung cấp sản phẩm này để đạt được những thành công nhất định với lĩnh vực sản xuất của mình nhé!

Tham khảo bài viết

buồng phun sơn 5,5m

Buồng sơn 3,3m

nguyên lý buồng phun sơn

Liên hệ với chúng tôi

TDIN-Công nghiệp Thái Dương

ĐIỆN THOẠI:0973.002255



0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *